Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Tiep theo va het) () Ky 2 Quyet liet giu on dinh quy dat

(Tiếp theo và hết) (*) Kỳ 2: Quyết liệt giữ ổn định quỹ đất Ông Nguyễn Trọng Ninh - Phó cục trưởng cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng cho biết, 5 năm tới Bộ sẽ tập trung kiểm tra, rà soát khung pháp lý thị trường bất động sản.

Tim kiem:

Truyen Tranh Nhat Ban | Truyen Tranh Thieu Nhi | Phim Tinh Cam Lang Man Hồi 20 giờ, ngày 27-3, tôi đưa cháu vào cấp cứu tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng ho kéo dài, sốt cao. Sau khi nộp 50 nghìn đồng tiền khám bệnh, cháu tôi được nhận tích-kê khám bệnh, cặp nhiệt độ và được bác sĩ Lê Sỹ Hùng đưa ra chỉ lệnh làm các xét nghiệm máu, nước tiểu và chiếu chụp tim phổi.

(Tiep theo va het) (*) Ky 2: Quyet liet giu on dinh quy dat

Đất trồng lúa vẫn như "nằm trên thớt"

Theo báo cáo của các bộ: Xây dựng, Giao thông vận tải, Công thương, thì nhu cầu chuyển đổi đất trồng lúa cho mục tiêu nông nghiệp và phi nông nghiệp vẫn còn. Cụ thể, giai đoạn 2009 - 2020, dự kiến chuyển đổi 65.045 ha đất trồng lúa trong nội bộ ngành nông nghiệp. Nhu cầu đất cho mục tiêu phi nông nghiệp đến năm 2020 là 251 nghìn 965 ha. Trong khi đó, theo khảo sát, chỉ có 20 tỉnh thống nhất với phương án quy hoạch sử dụng đất trồng lúa toàn quốc, 33 tỉnh đề xuất giảm diện tích đất trồng lúa so với phương án quy hoạch.

Nguyên nhân là đầu tư cho các mục đích phi nông nghiệp đem lại lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với đầu tư trồng lúa. Về phía người dân, tình trạng tự ý chuyển đổi cũng vẫn còn là nguy cơ lớn khi trồng lúa đem lại lợi nhuận gần như thấp nhất trong các ngành nghề hiện nay. Tại một số địa phương của thành phố Hải Phòng, nhiều hộ có ruộng nhưng chuyển làm nghề khác, muốn cho thuê ruộng chỉ với 30 kg thóc/vụ nhưng cũng khó tìm người thuê. Như vậy có thể thấy, đất trồng lúa vẫn nằm trong "tầm ngắm" của các dự án khác và chắc chắn còn tiếp tục sụt giảm.

Không chỉ thế, diện tích đất trồng lúa còn đang bị đe dọa nghiêm trọng do Việt Nam là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Theo kịch bản mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự báo đến năm 2020, nước biển dâng 12 cm thì diện tích đất trồng lúa toàn quốc bị ngập là 5.720 ha, trong đó riêng ĐBSCL là 3.900 ha. Năm 2030, nước biển dâng 17 cm, diện tích đất trồng lúa bị ngập và ảnh hưởng là 19 nghìn 873 ha, ĐBSCL chiếm 76,2% diện tích với 15 nghìn 150 ha. Xa hơn là vào năm 2100, nếu mực nước biển ở Việt Nam tăng thêm hơn 1 m thì vựa lúa lớn nhất nước sẽ bị mất đi 38% diện tích. Ngoài ra, với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu như hiện nay, đến năm 2030 sẽ có khoảng 45% đất của ĐBSCL bị nhiễm mặn cục bộ, gây hại vô cùng to lớn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, trung bình năng suất lúa có thể giảm 20-25%, thậm chí tới 50%.

Trong khi đó, theo dự báo, đến năm 2020, dân số toàn quốc sẽ có khoảng 100 triệu người, đến năm 2030 sẽ có khoảng 110,4 triệu người và từ sau năm 2030 sẽ dần ổn định 120 triệu người. Với diện tích đất trồng lúa gần như không có khả năng mở rộng thêm, thậm chí đang tiềm ẩn quá lớn nguy cơ sụt giảm, cộng với năng suất lúa được dự báo đã ở mức kịch trần thì yêu cầu giữ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia càng trở nên cấp bách.

Giải pháp giữ "tư liệu sản xuất đặc biệt"

Đất trồng lúa được xác định không chỉ là tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn là "tư liệu sản xuất đặc biệt" của nông dân, là yếu tố quyết định an ninh lương thực trong nước và góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Vì vậy Đảng, Chính phủ và Quốc hội đã có nhiều nghị quyết chuyên đề thể hiện quyết tâm trong việc bảo vệ, sử dụng có hiệu quả 3,81 triệu ha đất trồng lúa.

Ngày 5-8-2008, Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư của Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban hành đã xác định rõ: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Tiếp đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao xây dựng đề án An ninh lương thực và sau đó có kết luận 53/KL-T.Ư ngày 5-8-2009 của Bộ Chính trị về "Đề án an ninh lương thực quốc gia đến năm 2020". Ngày 23-12-2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/2009/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng Nghị định về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 17/2011/QH13 về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, trong đó yêu cầu giữ bằng được 3,81 triệu ha đất trồng lúa. Xuyên suốt như thế để thấy vấn đề bảo vệ 3,81 triệu ha đất trồng lúa hoàn toàn dựa trên cơ sở pháp lý đầy đủ và có sự thống nhất của cả hệ thống chính trị. Đó là thuận lợi lớn cho việc giữ diện tích đất trồng lúa.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu nói trên là việc không đơn giản trước nhu cầu quy hoạch sử dụng đất hiện nay cũng như trước hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL Nguyễn Văn Sách cho biết: Hiện nay giữ đất trồng lúa đang vướng ở nhiều khâu. Đó là sự mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia và lợi ích địa phương. Quốc gia muốn giữ đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực, nhưng địa phương lại có nhu cầu chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp để tăng ngân sách địa phương. Vì vậy, để giữ được 3,81 triệu ha đất trồng lúa phải giải quyết được hai vấn đề lớn: Xây dựng quy hoạch chi tiết sử dụng đất trồng lúa và giám sát quy hoạch để ngăn chặn các địa phương chuyển đổi ồ ạt. Phải xác định rõ diện tích đất trồng lúa cần giữ của mỗi địa phương, nhất là đất trồng lúa hai vụ cần được bảo vệ nghiêm ngặt đến từng địa bàn cấp huyện, xã. Phải hạn chế quyền của địa phương trong quyết định chuyển đổi đất trồng lúa, đồng thời xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy hoạch. Cục trưởng Cục trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc khẳng định: Trước khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước sang mục đích phi nông nghiệp, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép, trước khi UBND các cấp có thẩm quyền quyết định việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, ngoài giải pháp quy hoạch thì giữ đất trồng lúa có lẽ cũng phải bắt đầu từ mỗi địa phương thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, bỏ qua lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ để giữ được lợi ích lớn của quốc gia. Cụ thể, nếu địa phương nào không có lợi thế về phát triển khu, cụm công nghiệp thì lãnh đạo cũng hoàn toàn không nên chạy đua mà chỉ nên tập trung vào phát triển nông nghiệp bền vững.

Một giải pháp quan trọng và thiết thực khác để giữ đất trồng lúa là có chính sách hỗ trợ để bảo đảm đời sống cho người dân trồng lúa bằng nhiều cách khác nhau. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng nhận định: "Chủ trương hỗ trợ của Nhà nước cho địa phương trồng lúa và người trồng lúa là hoàn toàn đúng đắn. Mức hỗ trợ tuy eo hẹp nhưng đặt trong tổng thể ngân sách quốc gia thì cũng là một khoản lớn, trong khi còn nhiều việc phải làm. Vì vậy, để bảo đảm đời sống cho người dân trồng lúa cần những giải pháp khác mà sự thay đổi trong chuỗi sản xuất lúa gạo để tạo ra giá trị lợi nhuận lớn trên một ha canh tác mới là vấn đề mấu chốt. Vấn đề này đang được An Giang, một trong những địa phương có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước từng bước giải quyết bằng việc mở rộng xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn, với điểm nhấn là hiệu quả của liên kết "bốn nhà". Điều đó được thực tế chứng minh khi chúng tôi có mặt tại một số tỉnh ĐBSCL đúng vào thời điểm thu hoạch vụ đông - xuân tại các mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tham gia mô hình này, các hộ dân được công ty cung cấp toàn bộ nguyên liệu, vật tư nông nghiệp đầu vào với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, không qua khâu trung gian. Đến vụ thu hoạch, nông dân được công ty thu mua toàn bộ sản phẩm với mức giá cao hơn giá thị trường từ 100 đến 200 đồng/kg. Lợi nhuận tính chính xác thường lên tới hơn 50% tổng thu trên một ha, vượt qua cả quy định của Chính phủ là tạo điều kiện cho nông dân có lãi 30%. Hỏi anh Nguyễn Việt Quân, ấp Thái Hòa C, xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ:

- Anh có nghe nói việc giữ đất trồng lúa không? Có thấy cần thiết không?

Anh cười rõ tươi rồi nói:

- Tôi có nghe nhưng giờ chả nghe thì cũng thấy cần phải giữ. Không chỉ riêng tôi đâu, nhiều hộ trong xã còn muốn có thêm đất trồng lúa. Vì trồng lúa theo mô hình mới cho lợi nhuận cao. Như vậy có thể thấy, khi người nông dân làm giàu được trên đồng ruộng của mình thì họ không ngại ngần giữ đất.

Cuối cùng, để giữ đất trồng lúa không thể lơ là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo Giám đốc Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL Nguyễn Văn Sánh thì: Cách đây chừng 10 năm, biến đổi khí hậu đã được nói đến nhưng khi ấy mọi người vẫn nghĩ đó chỉ là một nghiên cứu trên giấy của các nhà khoa học. Nay lũ lụt bất thường hoành hành ở miền trung, ngập mặn ở ĐBSCL, chua hóa ở đồng bằng sông Hồng cộng với dịch bệnh cây trồng ngày càng nhiều đã cho thấy biến đổi khí hậu không còn là lý thuyết. Vì vậy, đối phó biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề khẩn cấp để giữ đất trồng lúa và bảo đảm nền sản xuất nông nghiệp một cách bền vững.

Ở nước ta, lúa là cây lương thực hàng đầu. Với hơn 70% dân số ở nông thôn, đất trồng lúa là tư liệu sản xuất đặc biệt và có ý nghĩa quan trọng với mỗi người nông dân. Những năm qua, dù đã trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, nhưng cả nước vẫn còn 6,7% dân thiếu lương thực, trong đó vùng nông thôn chiếm 8,7%, vùng đồng bào dân tộc chiếm 21,2%. Vì vậy, kiểm soát và bảo vệ nghiêm ngặt 3,81 triệu ha đất trồng lúa trong điều kiện hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách, không những góp phần lớn vào tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn giữ vững an ninh lương thực quốc gia trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

--------------------------------

(*) Xem Báo Nhân Dân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét