Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Do 100.000 ti vao Vinalines

TT - Đội tàu của Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) hiện hoạt động ì ạch với nhiều tàu bỏ không, bị bắt giữ, vận tải thua lỗ... Thế nhưng theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ chi 100.000 tỉ đồng cho Vinalines phát triển đội tàu biển. Hồ Gươm Plaza, dự án văn phòng - nhà ở - trung tâm thương mại vừa mở bán đầu tháng 4/2012 tại Hà Nội có mức giá khởi điểm 19,6 triệu đồng/m2 đã khiến giới đầu tư khá ngỡ ngàng. Dự án đã đổ mái tầng 10, có vị trí khá đắc địa khi một mặt giáp với đường Trần Phú (quận Hà Đông), còn mặt kia giáp trục đường chính rộng 36 m, nối Khu đô thị Mỗ Lao với đường Lê Văn Lương kéo dài. Trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội hiện có khoảng hơn gần 40 dự án khu đô thị với diện tích lớn từ vài chục cho tới vài trăm ha. Như dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (đã đổi tên thành Dự án Splendora cách đây hơn 1 năm). Dự án này do Công ty Vinaconex và Tập đoàn Posco E & C làm chủ đầu tư, với số vốn hơn 2,5 tỷ USD, diện tích chiếm đất hơn 264 ha. Dự án Nam An Khánh có tổng diện tích gần 300 ha, dự án Khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch, do Công ty cổ phần Thương mại Vietracimex làm chủ đầu tư, với diện tích hơn 170 ha…Đây đều là những dự án có vị trí đẹp, hạ tầng giao thông thuận lợi vì vậy thu hút được sự quan tâm rất nhiều nhà đầu tư từ trước đến nay.

Đổ 100.000 tỉ vào Vinalines
Tàu Sông Gianh được neo đậu tại khu vực phao MAR2 trên sông Sài Gòn (đoạn gần cầu Phú Mỹ, huyện Nhà Bè, TP.HCM) - Ảnh: Đình Dân

Theo giới kinh doanh vận tải biển, bên cạnh rất nhiều tàu của Vinalines đã bị bắt giữ hoặc đang neo đậu ở nước ngoài, ngay trong nước không ít con tàu của Vinalines đã trở thành "tàu chết".

Tàu Sông Gianh thành phế liệu?

Nghịch lý giá cước

Có một nghịch lý là trong khi giá cước vận tải mà các hãng tàu biển nước ngoài chạy tuyến xuất nhập khẩu từ VN đi hầu hết các thị trường đều tăng mạnh từ đầu năm đến nay thì các công ty thành viên của Vinalines liên tục báo lỗ. Theo các chuyên gia trong ngành hàng hải, sở dĩ doanh nghiệp VN phải chịu cảnh giá cước trái chiều thế giới là vì đội tàu của Vinalines chỉ chạy những tuyến ngắn, tàu già, tải trọng nhỏ, đặc biệt trong khi xu hướng thế giới chạy container thì đội tàu trong nước chỉ chạy hàng rời. Một trong những đơn vị chủ lực của Vinalines là Vosco cũng chỉ có hai tàu container chạy tuyến nội địa, tàu đóng tại Nhật Bản vào năm 1997, 1998 với sức chở chỉ vỏn vẹn 560 và 561 TEU.

Một trong số những "tàu chết" ấy là tàu Sông Gianh đang nằm phơi nắng phơi mưa hết tháng này qua năm khác ở khu vực huyện Nhà Bè, TP.HCM. Ngày 3-5, chúng tôi thuê ghe ra khu vực phao MAR2 trên sông Sài Gòn (đoạn gần cầu Phú Mỹ, huyện Nhà Bè). Người dân khu vực này không ai không biết đến tàu Sông Gianh vì nó đã nằm bất động ở khu vực này mấy năm qua.

Chiếc ghe của người vạn đò trở nên bé như chiếc lá khi cập bên cạnh sự đồ sộ của tàu Sông Gianh. Lối dẫn lên con tàu này bị hoen gỉ, từng mảng sơn đã bong tróc. Theo thiết kế, tàu Sông Gianh dài 183m, rộng 25m, chiều cao mạn 12m, có thể chở tới 38-40 sà lan tải trọng 200 DWT/chiếc. Tàu Sông Gianh thuộc Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương (Vinashinlines - thuộc Vinalines). Triển khai vay vốn từ tháng 7-2005 và đến tháng 10-2006, tàu Sông Gianh đã được làm lễ hạ thuỷ.

Tới tháng 2-2008, con tàu này được Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu (đơn vị đóng tàu) bàn giao cho Vinashinlines. Mặc dù mới chính thức "khai sinh" chưa đến sáu năm nhưng con tàu trị giá 400 tỉ đồng giờ đây như một gã khổng lồ vô dụng án ngự trên lòng sông. Trên tàu hiện chỉ còn năm người, một thuyền phó và bốn thuỷ thủ làm công việc trông coi tàu. Tàu hoang vắng đến nỗi các thuỷ thủ không gọi tàu mà gọi là "chùa Sông Gianh"...

Chịu chung số phận với con tàu, thuỷ thủ Hoàng Đình Long buồn rầu: "Tàu nằm chết một chỗ, thu nhập không đủ nuôi vợ con. Chúng tôi cũng phải chờ đợi mấy năm nay mà vẫn không thấy dấu hiệu khả quan nào". Công việc của Long và các thuỷ thủ trên "tàu chết" này chỉ là trông coi tàu khỏi trộm cướp, nấu ăn và... đánh bài giải trí!

Thực tế, từ khi được sản xuất tàu Lash Sông Gianh chỉ chạy thử một chuyến chở than từ Quảng Ninh vào Sài Gòn. Tổng tiền thu được từ chuyến hàng này chưa tới 1,8 tỉ đồng, nhưng chi phí bỏ ra gồm tiền dầu, phí bảo đảm hàng hải, tàu lai, vật tư, lương thuỷ thủ, phí hoa tiêu... đã hơn gấp đôi con số trên. Sau chuyến hàng thua đậm này, con tàu đã nằm một chỗ gần bốn năm nay.

Thuyền phó Nguyễn Văn Thịnh nói: "Đã bốn năm nay tàu Lash Sông Gianh nằm không ở đây, toàn bộ hệ thống máy móc không còn hoạt động nên tàu giờ chỉ là nơi trú ngụ cho muỗi mòng. Máy móc trên tàu đã quá lạc hậu không thể khai thác nên thà nằm chết chứ cứ đi là lỗ...". Một thuỷ thủ khác từng trông coi tàu Sông Gianh cũng cho rằng tàu này hiện nay chỉ có thể bán phế liệu!

Theo các chuyên gia hàng hải, tàu nằm một chỗ, không chỉ phải trả lương thuỷ thủ, thuyền viên mà còn tốn rất nhiều chi phí nuôi tàu như: bảo trì, sửa chữa định kỳ, phí bảo hiểm (nếu còn tiếp tục đóng bảo hiểm cho tàu), đăng kiểm, phí neo đậu...

Số phận tương tự như tàu Sông Gianh là tàu Vinashin Atlantic cũng thuộc Vinashinlines. Mặc dù trong một báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải hồi giữa tháng 2-2011, tổng giám đốc Vinalines Nguyễn Cảnh Việt cho biết tàu Vinashin Atlantic đã hoàn thành một số hạng mục sửa chữa nhỏ, dự kiến cuối tháng 2-2011 đưa vào hoạt động, nhưng đến nay con tàu này vẫn chưa đưa vào hoạt động. Vinashin Atlantic được Vinashinlines mua năm 2007 với giá 910 tỉ đồng.

Đây là con tàu chở dầu thô đã già, "tuổi thọ" tới 15 năm. Khi Vinashinlines được chuyển về Vinalines quản lý, tàu này được Công ty cổ phần vận tải biển VN (Vosco - Vinalines nắm 60% cổ phần) sửa chữa. Số tiền sửa chữa ước khoảng 80 tỉ đồng. Như vậy, chi phí cho con tàu đã gần 1.000 tỉ đồng. Các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải cho rằng do tuổi đã quá già (gần 20 tuổi) nên chắc chắn tàu bị "ế". Thông thường với tàu chở dầu, khoảng 15 tuổi đã không có khách thuê vì một số thị trường không cho tàu già vào. Trong khi đó nếu chạy tuyến trong nước, hầu như sẽ không có khách hàng nào thuê một con tàu tải trọng tới 150.000 tấn vì sẽ gây lãng phí lớn.

Đổ 100.000 tỉ vào Vinalines
Toàn bộ hệ thống máy tàu Sông Gianh không còn hoạt động nên thuỷ thủ phải sử dụng máy phát điện trên boong tàu bơm nước sinh hoạt

Bán tàu trả nợ

Theo Vinalines, tính đến hết năm 2011 đội tàu của Vinalines có 154 chiếc, với 3,4 triệu tấn trọng tải, chiếm 45% tổng tải trọng của đội tàu biển quốc gia. Hạn chế của đội tàu là tàu hàng khô vẫn chiếm tỉ trọng lớn, quy mô của đội tàu container và đội tàu chở dầu sản phẩm còn nhỏ. Một số doanh nghiệp trong ngành vận tải biển cho biết mặc dù công bố đội tàu khá hùng hậu về số lượng, nhưng thực tế đội tàu của Vinalines lại không khai thác hết mà dành để cho thuê khá nhiều.

Trong khi đó, không những phải cho tàu nằm bờ mà ngay cả với những tàu đang hoạt động, đội tàu của Vinalines cũng khai thác không hiệu quả. Nhiều công ty tàu biển là thành viên của Vinalines đang rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính vì kinh doanh vận tải biển thua lỗ, doanh thu khai thác đội tàu giảm, thua lỗ chủ yếu ở khâu vận tải biển.

Theo Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu biển VN (Vinalines nắm giữ 60% cổ phần), quý 1-2012 sản lượng vận chuyển của đội tàu thuộc công ty chỉ đạt khoảng 383.150 tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận giảm tới 651%, tức công ty lỗ 21,12 tỉ đồng. Từ chỗ có 16 đầu tàu, trong năm 2011 công ty đã phải bán bớt ba tàu gồm: tàu Phương Đông 1, Phương Đông 3 và VTC Star. Đại hội cổ đông của công ty này cũng vừa thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 với sản lượng vận chuyển khoảng 1,67 triệu tấn, chỉ bằng 72,2% so với năm 2011. Ngoài ra, để giải quyết các khó khăn cấp bách về tài chính, công ty đang thăm dò, theo dõi thị trường mua bán tàu biển nhằm đẩy nhanh tiến độ bán tàu Viễn Đông 3 và VTC Light để có tiền duy trì hoạt động của đội tàu và giải quyết khó khăn cấp bách về tài chính. Theo lãnh đạo Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu biển VN, tỉ trọng nợ của công ty đã chiếm tới 80% tổng tài sản.

Tương tự, Vosco cho biết do khai thác không hiệu quả nên trong năm 2011 đã phải bán hai tàu hàng khô đóng tại Nhật Bản là tàu Vĩnh Long, tàu Sông Tiền cùng có độ tuổi tới 27 và một tàu chở dầu đóng tại Hàn Quốc năm 2005 chạy không hiệu quả. Hiện đội tàu của Vosco gồm 25 chiếc, tuổi bình quân 13,16 năm. Trong đó, có những tàu đóng từ năm 1983, 1984... Vosco cho biết quý I năm nay Vosco lỗ tới 59,86 tỉ đồng. Mặc dù doanh thu chỉ giảm gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chi phí khai thác chỉ giảm 9,2%, trong đó chủ yếu do chi phí khai thác đội tàu quá lớn.

100.000 tỉ đồng cho đội tàu hùng hậu

Theo đề án công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Bộ Giao thông vận tải, cơ quan này đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đầu tư thêm 100.000 tỉ đồng cho đội tàu của Vinalines. Trong đó gồm hai phân kỳ đầu tư:

Từ 2012-2015: đầu tư 30.000 tỉ đồng để Vinalines mua, đóng mới thêm 67 tàu.

Từ 2016-2020: mua, đóng thêm 95 tàu, tổng vốn đầu tư giai đoạn này là 70.000 tỉ đồng.

Bộ Giao thông vận tải đặt tham vọng đưa tổng tải trọng đội tàu của Vinalines lên ít nhất 15 triệu tấn với các tàu vận tải quốc tế đủ chủng loại. Tuy nhiên, trong quy hoạch phát triển vận tải biển VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt lại định hướng phát triển đội tàu biển quốc gia theo hướng hiện đại, đến năm 2015 tổng tải trọng đạt 8,5-9,5 triệu tấn, năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu tấn.

Bảng Danh mục đầu tư đội tàu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ 2012 - 2015

Từ 2016 - 2020

Loại tàu

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (tỉ đồng)

Loại tàu

Số lượng (chiếc)

Kinh phí (tỉ đồng)

Tàu hàng khô

48

18.000

Tàu hàng khô

50

32.000

Tàu container

14

8.000

Tàu container

25

22.000

Tàu dầu

5

4.000

Tàu dầu

20

16.000

Tổng cộng

67

30.000

95

70.000

Thi truong nha o khu vuc Ha Noi: Thu thach long kien tri!

Trước khi dự án mở bán chính thức, giới đầu cơ đã từng giao dịch với nhau các suất "ngoại giao" tại Hồ Gươm Plaza với mức giá 23 – 24 triệu đồng/m2, giảm 10 - 15% so với mức giá dự kiến ban đầu.

Theo thông tin tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội do Công ty TNHH CBRE Việt Nam đưa ra ngày 11/4, quý I/2012, thị trường chung cư chứng kiến hoạt động chào bán dè dặt từ các chủ đầu tư. Trong quý I/2012, nguồn cung chào bán mới khá hạn chế, chỉ với 1.100 căn (so với 25.000 căn của cả năm 2011). Không chỉ người mua, mà ngay cả người bán (chủ đầu tư) cũng dừng lại chờ đợi và quan sát diễn biến của thị trường. Dự án mới chủ yếu đến từ các quận thu hút người mua để ở với mức thu nhập trung bình, như Hoàng Mai, Long Biên, Từ Liêm và Cầu Giấy.

Theo CBRE Việt Nam, trên thị trường sơ cấp, chủ đầu tư tiếp tục giảm mức giá chào bán. 53% số căn hộ chào bán mới có giá dưới 22 triệu đồng/m2 (dưới 1.000 USD/m2), một hiện tượng ít gặp kể từ cơn sốt nhà đất năm 2007. Các vị trí hấp dẫn, như Mỹ Đình, Định Công và Cầu Giấy có giá chào bán tốt quanh mức 1.000 USD/m2. Điều này sẽ khiến dự án có vị trí kém thuận lợi hơn phải nỗ lực nhiều để thu hút khách mua.

Trên thị trường thứ cấp, từ quý II/2011 đến nay, giá chào bán căn hộ ở Hà Nội tiếp tục xu hướng giảm. Hiện tại, giá căn hộ trong bán kính 5 – 7 km so với trung tâm Hoàn Kiếm, gần bằng mức giá trong bán kính 10 km tại thời điểm năm 2010. Điều này bất lợi với chủ đầu tư, nhưng giúp người mua tiến gần hơn vào khu vực trung tâm, dù ngân sách không đổi.

Ông Richard Leech, Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, năm 2012, dự kiến, nguồn cung chào bán mới là khoảng 20.000 căn hộ, song nguồn cung thực tế có thể điều chỉnh giảm đáng kể nếu tình hình thị trường ảm đạm tiếp tục kéo dài. Nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, lãi suất cho vay và tỷ trọng tín dụng bất động sản được Ngân hàng Nhà nước mở cửa trở lại có thể làm cho xu hướng giảm giá thứ cấp sẽ chậm dần. Tuy nhiên, việc khách hàng ngày càng thiếu tin tưởng vào khả năng hoàn thành dự án của chủ đầu tư, khiến tiến độ xây dựng và chất lượng xây dựng dự án là một trong những nhân tố quyết định hàng đầu thu hút khách mua.

"Trong quý này, nhiều dự án chậm hoặc ngừng xây dựng dù đã bán hết hàng, trong khi nhiều dự án khác đảm bảo tiến độ tốt dù tốc độ bán hàng chậm. Điều này làm nổi bật vấn đề liên quan tới đạo đức kinh doanh và chữ tín của chủ đầu tư. Nhiều người mua có được bài học, song với giá khá đắt", ông Richard Leech hóm hỉnh bình luận!

Về nhu cầu nhà ở, theo CBRE Việt Nam, nhóm người mua để ở tiềm năng nhất chính là gia đình trẻ hoặc những người độc thân thành đạt, mong muốn không gian sống riêng biệt. Thị hiếu và ngân sách của nhóm này cần được nghiên cứu kỹ, nhằm đưa ra những sản phẩm phù hợp. Tại thời điểm này, người mua tiếp tục có tâm lý chờ đợi do lo ngại giá còn có thể giảm nữa. Khách hàng chỉ dành sự quan tâm cho những dự án của các chủ đầu tư có uy tín, có khả năng thực hiện đúng cam kết về tiến độ và chất lượng.

Hiện ở Hà Nội có nhiều dự án có thương hiệu và chất lượng tốt đã hoàn thiện và đi vào sử dụng, nhưng tỷ lệ trống vẫn còn khá cao. Thực tế này cho thấy, nhu cầu đối với nhà ở thực sự còn cần được kiểm chứng. Trong khi đó, mặc dù trần lãi suất huy động đã được giảm xuống 12%/năm kể từ ngày 11/4, thị trường địa ốc vẫn chưa thấy nhìn thấy tác động của việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đến giá cả và khả năng thanh khoản của thị trường.

Nha lien ke, biet thu gia 30-45 trieu/m2





Hiện mặt bằng chung về giá bán củacác dự án như Kim Chung – Di Trạch đường to 33m giá 38-40 triệu đồng/m2, đường nhỏ 28-30 triệu đồng/m2 chưa bao gồm xây thô. Dự án khu đô thị Bắc 32 giá liền kề 45 triệu đồng/m2 bao gồm cả xây thô, giá liền kê khu đô thị Tân Tây Đô 33 triệu đồng/m2. Nhà liền kề dự án Vân Canh khoảng 38-40 triệu đồng/m2 bao gồm cả xây thô.

Tại trục đường đại lộ Thăng Long, giá liền kề dự án Nam An Khánh đang chào bán phổ biến ở mức 26-28 triệu đồng/m2, biệt thự giá 23 triệu đồng/m2 chưa bao gồm tiền xây thô. Giá liền kề Geleximco giao động từ 33-37 triệu đồng/m2…

Theo Báo cáo thị trường bất động sản Hà Nội quý I/2012 của Savills Việt Nam vừa công bố, giá đất biệt thự, liền kề đã giảm thêm khoảng 20% so với quý IV/2011. Nguồn cung cho thị trường thứ cấp biệt thự, liền kề của Hà Nội gồm khoảng 40.000 căn từ 117 dự án, trong đó, 93 dự án cung cấp sản phẩm dưới dạng hợp đồng mua bán, trong khi 24 dự án còn lại được giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn.

Dự án dưới dạng hợp đồng mua bán cung cấp khoảng 27.300 căn với khoảng 60% nằm tại Vùng 2 (gồm Hà Đông, Hoài Đức, Mê Linh, Đan Phượng và Quốc Oai). Dự án đưới dạng hợp đồng góp vốn cung cấp 12.700 căn với chỉ 2% nằm tại Vùng 1 (gồm Hoàng Mai, Từ Liêm, Cầu Giấy, Long Biên, Tây Hồ, Gia Lâm, Thanh Trì, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân).

Đặc biệt, theo khảo sát của Savills, tại các quận Cầu Giấy, Tây Hồ và huyện Từ Liêm, đất nền có mức giá chào thứ cấp cao nhất, trên 120 triệu đồng/m2; các huyện Hoài Đức, Đan Phượng có mức chào thứ cấp thấp nhất, dưới 40 triệu đồng/m2.


Khánh An

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc. Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét