Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Chan chinh kieu lam duong lang phi

TT - 222 ý kiến phản hồi loạt bài "Đường cao tốc giá cao, chất lượng không cao" đều bày tỏ bức xúc và đòi hỏi các cơ quan có trách nhiệm phải tìm ra nguyên nhân và chấn chỉnh kiểu làm đường lãng phí này. (PL&XH) - Từ ngày sự việc xảy ra, các gia đình nạn nhân vẫn chưa nhận được một câu hỏi thăm từ Tập đoàn HUD, phải chăng những người gián tiếp gây nên những cái chết thương tâm đang chối bỏ trách nhiệm? (Tamnhin.net) - Việt Nam được thiên nhên ưu đãi cho hệ thống sông ngòi chằng chịt, với 2.360 con sông trải ra trên cả nước. Nhưng tất cả đều không phải là món quà biếu không. Lụt lội, hạn hán, sạt lở, bồi tụ... luôn luôn là những vấn nạn triền miên gây những tổn hại cho con người, chính là cái giá phải trả.

Một đoạn đường dẫn đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương gần trạm thu phí phía Tiền Giang bị hư hỏng kéo dài nhiều tháng nay - Ảnh: V.TR.

Không tin nổi

Một nước nghèo như nước ta, nơi có nguồn nhân công rất rẻ mà làm 1km đường đắt hơn nước Mỹ, gấp gần hai lần so với các nước trong khu vực, mà chất lượng lại tệ. Tôi chỉ muốn hỏi có thật số tiền đầu tư cho làm đường, cho việc giải phóng mặt bằng lớn như thế không, hay phải chi cho nhiều thứ không tên khác?

THANH THẢO

Quản lý lỏng lẻo

Là người dân, ai cũng rất bức xúc khi nhìn thấy cảnh Nhà nước đầu tư biết bao nhiêu tiền của nhân dân thu từ thuế vào việc làm đường. Thế mà chi phí làm 1km đường quá cao nhưng chất lượng công trình lại kém, chưa đưa vào sử dụng đã hư. Vấn đề này có thể từ hai nguyên nhân. Thứ nhất là sự quản lý đối với các công trình còn lỏng lẻo, do thiếu năng lực quản lý và thiếu cả trình độ chuyên môn. Thứ hai là sự tiềm ẩn từ cơ chế xin cho, móc ngoặc, thậm chí tham nhũng. Chính vì thế, một công trình với mức đầu tư lớn nhưng có thể đã có một phần "chạy" vào túi riêng một số ít người, dẫn đến chất lượng không đạt yêu cầu. Chính phủ cần có một cơ quan kiểm tra độc lập để rà soát các công trình, chấn chỉnh kịp thời những công trình có vấn đề.

nguyenthanhthan200967@...

Nghiêm trị tiêu cực

Nước ta còn rất nghèo, cơ sở hạ tầng giao thông còn quá kém, không đáp ứng được yêu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng các công trình giao thông là hết sức cần thiết, nhưng điều ai cũng biết và ai cũng nói đó là vấn đề giám sát và quản lý chất lượng công trình thì còn nhiều yếu kém, nếu không nói có sự tiêu cực từ nhiều phía, từ nhiều cấp để rồi hậu quả là nhân dân và Nhà nước phải gánh chịu phần tiêu cực này. Tôi nghĩ ta có thể khắc phục được tình trạng này nếu Nhà nước quyết tâm xử lý tới nơi tới chốn những vụ việc tiêu cực đã phát hiện, chấn chỉnh việc đấu thầu để không có tình trạng trúng thầu không bằng năng lực xây dựng. Đa số người dân còn nghèo lắm, phải gánh chịu trả nợ cho vấn đề tiêu cực và phải gồng gánh không biết bao nhiêu loại phí giao thông. Các cơ quan chức năng hãy làm đúng nhiệm vụ của mình để người dân có lại niềm tin khi đi trên những con đường mới xây dựng.

LÊ VĂN DŨNG

Cần đường đạt chất lượng

Đường cao tốc mới đưa vào sử dụng đã sửa chữa, giặm vá nhiều lần thì sao được gọi là công trình có tiêu chuẩn cao? Giá thành xây dựng lại cao gấp 1,5-2 lần so với nhiều nước trong khu vực thì quả là khó chấp nhận.

Người dân không cần bộ trưởng xin lỗi mà điều chúng tôi cần là những biện pháp hữu hiệu và kịp thời để bảo vệ tính mạng hàng triệu con người đang phải hằng ngày đi trên những con đường "mới làm đã hỏng". Chúng tôi có thể sống trong sự thiếu thốn về vật chất nhưng không thể chịu đựng nổi sự mất mát người thân một cách oan ức trên những con đường xuống cấp như thế.

PHƯƠNG THẢO

Khắc phục hư hỏng ở 6 dự án cầu đường

Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (QLXD & CL CTGT - Bộ GTVT) vừa có báo cáo tóm tắt lên Bộ trưởng Đinh La Thăng về tình hình khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng của sáu dự án, trong đó có ba dự án đường cao tốc là đại lộ Thăng Long, Cầu Giẽ - Ninh Bình và TP.HCM - Trung Lương.

Về các hư hỏng, khiếm khuyết ở đại lộ Thăng Long, Cục QLXD & CLCTGT cho biết đến nay đã cơ bản khắc phục. Cụ thể công tác bù vênh, tạo phẳng và thi công lớp bêtông tạo nhám đã đạt 46,3/57,3km; hệ thống thoát nước liên quan đến ngập úng cục bộ đã thi công xong khoảng 95% khối lượng. Đồng thời Ban quản lý dự án Thăng Long cũng phối hợp các cơ quan báo cáo TP Hà Nội chỉ đạo xây dựng hệ thống thoát nước của các khu đô thị xung quanh đại lộ Thăng Long đảm bảo không thoát nước trực tiếp vào đường gom và hệ thống thoát nước của đại lộ. Về hiện tượng nứt mặt hầm bêtông ximăng tại km7+538 đã triển khai xử lý xong với hai đoạn đường của hầm chui đường sắt và qua theo dõi đến nay đã ổn định. Riêng phần sửa chữa mặt đường hầm cao tốc dự kiến hoàn thành vào tháng 6-2012. Tuy nhiên, đến nay cơ quan chuyên môn vẫn chưa có đánh giá chính thức về nguyên nhân nứt lớp bêtông ximăng tại hầm chui đường sắt.

Với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Cục QLXD & CLCTGT đánh giá trên 20km khai thác tạm đến nay không có hiện tượng hư hỏng kết cấu mặt đường, không sạt mái taluy nền đường, đảm bảo thoát nước. Chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu khắc phục các tồn tại về độ bằng phẳng mặt đường, lún đầu cầu đầu cống, lan can phòng hộ và cây xanh trồng trong dải phân cách, rút kinh nghiệm để thực hiện toàn tuyến còn lại đang thi công.

Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đến thời điểm này đã cơ bản thực hiện xong toàn bộ việc cào bóc bêtông nhựa bị hư hỏng và thi công lại 15.644m 2 , đạt 75% (khoảng 18.000m 2 ) lớp bêtông nhựa tạo nhám.

Với dự án cầu Thanh Trì và cầu Thăng Long, tình trạng hư hỏng lớp bêtông nhựa trên mặt cầu Thăng Long, lồi lõm bêtông nhựa trên mặt cầu Thanh Trì vẫn đang trong quá trình tìm đối tác có kinh nghiệm để có phương án sửa chữa chính thức. Đến thời điểm này, việc xử lý lớp bêtông nhựa trên mặt cầu Thanh Trì bị lồi lõm, tư vấn, nhà thầu đã sửa chữa, thảm lại mặt đường và cầu bị lồi lõm với tổng chiều dài 3.529m. Về giải pháp xử lý lâu dài, Ban quản lý dự án Thăng Long đã chỉ đạo tư vấn thực hiện công tác kiểm toán, tính toán lại kết cấu mặt đường theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Hiện tư vấn dự án và các chuyên gia Nhật Bản đang triển khai thí nghiệm vệt hằn bánh xe trên lớp bêtông nhựa để đánh giá và đề xuất biện pháp thực hiện.

Riêng tình trạng hư hỏng lớp bêtông nhựa mặt cầu Thăng Long, đến nay các nhà thầu tiếp tục sửa chữa để đảm bảo giao thông êm thuận trên cầu với tổng diện tích đã sửa chữa khoảng 340m 2 . Hiện Tổng cục Đường bộ và các cơ quan liên quan đang làm việc với một công ty có kinh nghiệm về công nghệ thi công lớp bêtông nhựa SMA phủ mặt cầu để xây dựng phương án, giải pháp khắc phục triệt để.

Với dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 48-2 đoạn Yên Lý - Nghĩa Thuận, hiện đã hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường ở km0 - km8. Còn đoạn km8 - km18 đã sửa chữa đạt 90% và dự kiến hoàn thành toàn bộ trước ngày 15-5.

TUẤN PHÙNG


Vụ việc thương tâm trên xảy ra vào 15h30 ngày 30-4, 5 cháu là: Nguyễn Văn Lợi, SN 2001 (con anh Nguyễn Văn Toàn), Nguyễn Văn Lợi, SN 2001 (con anh Nguyễn Văn Thêm); Nguyễn Văn Giang, SN 1999 (con anh Nguyễn Văn Thiết), Phạm Văn Thắng SN 1998, 4 cháu đều ở thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh và Lã Văn Thiện, SN 2001 ở Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh rủ nhau đi chơi đến hố nước thuộc dự án của Tập đoàn HUD, tại xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh để tắm.

Đến 18h, cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Thêm) chạy về báo tin 3 cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Toàn), Nguyễn Văn Giang và Lã Văn Thiện bị chết đuối.


Hiện trường nơi xảy ra sự việc thương tâm. Ảnh: Hoàng Tấn

Cháu Nguyễn Văn Lợi (con anh Thêm) kể lại: "Khoảng 16h, ngày 30-4, cháu và bạn Lợi (con anh Toàn) đi thả bò ở Khu dự án đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh. Bọn cháu thả bò rồi ngồi nghỉ ở mấy gốc cây gần hố nước. Trời nóng quá, cháu cởi đồ xuống đó tắm nhưng chỉ đứng ở ria bờ, bạn Lợi cũng xuống tắm theo. Nửa tiếng sau thì bạn Thiện và Giang đến và xuống tắm luôn. 15 phút sau thì anh Phạm Văn Thắng đến, anh Thắng xuống tắm một lúc nhưng bảo đau đầu nên anh ấy lên và đi cắt cỏ. Khi cháu ngụp xuống nước thì cháu bị chảy máu cam nên lên bờ. Ngồi nghỉ một lát, cháu quay lại thì không thấy 3 bạn đó đâu, sợ quá cháu gọi anh Thắng ra ria bờ tìm vẫn không thấy và chạy về nhà gọi mọi người đến cứu".

Khi gia đình các nạn nhân đến nơi thì 3 cháu Lợi, Thiện và Giang đã chết. Hố nước nằm cách xa khu dân cư, khá sâu do trước đây đất được máy cẩu múc lên để trồng cây.


Cháu Nguyễn Văn Lợi kể lại.

Ông Nguyễn Văn Toàn (bố cháu Lợi) bức xúc nói: "Sự việc đau lòng của gia đình tôi đến quá bất ngờ, 2 vợ chồng đi làm ăn xa không ở nhà. Tôi rất bức xúc về việc từ ngày con trai tôi mất đến nay gia đình tôi chưa nhận được bất kỳ một lời hỏi thăm hay động viên nào từ phía Tập đoàn HUD". Ông Nguyễn Văn Khẩn (ông nội cháu Giang) bức xúc: "Gia đình tôi cũng chưa nhận được bất kỳ một lời hỏi thăm từ phía Tập đoàn HUD. Bố mẹ cháu đi làm ăn xa trên tỉnh Cao Bằng. Không ngờ chưa đầy 1 tiếng tôi mất 2 đứa cháu".

Rất nhiều người dân thôn Nội Đồng, xã Đại Thịnh hoang mang và bất bình trong việc quản lý và giám sát của Tập đoàn HUD. Đặc biệt là việc 3 cháu học sinh chết đuối tại khu dự án mà Tập đoàn HUD đang thi công. Câu hỏi đặt ra là phải chăng những người gián tiếp gây nên cái chết thương tâm trên đang chối bỏ trách nhiệm?
Sau khi nhận được tin báo về vụ chết đuối, CA huyện Mê Linh đã đến hiện trường, làm thủ tục pháp luật cho gia đình mai táng.

Như vậy, trong những ngày gần đây, liên tục xảy ra các vụ việc thương tâm như trên. Nhiều cháu nhỏ, do thiếu sự quản lý của gia đình đã rủ nhau ra các đoạn sông, hồ, ao để tắm, bơi, dẫn đến chết đuối. Các hồ nước này thường ở nơi khuất, xa khu dân cư nên khi người lớn phát hiện ra thì đã quá muộn.

Qua tìm hiểu, hố nước nơi xảy ra sự việc thương tâm trên thuộc dự án khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 do Tập đoàn HUD là chủ đầu tư và thi công dự án. Tuy nhiên, dự án đã được triển khai từ rất lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kỳ hạng mục nào được thi công. Đặc biệt, khu đô thị trên được che chắn một cách sơ sài, không có bảo vệ trông coi. Trong khi, hố nước sâu trên lại không có bất kỳ một hàng rào hay biển cấm nào.

Trước đó, năm 2010 tại hố nước sâu nói trên cũng đã xảy ra một trường hợp tương tự nhưng rất may đã có người đi làm đồng gần đó phát hiện và cứu vớt kịp thời.

Sự thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công của các đơn vị giám sát (Tập đoàn HUD) và sự giáo dục quản lý nhắc nhở con em mình chính là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm trên.

Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha làm mẹ trong việc nhắc nhở và quản lý con em mình không tham gia vào các hoạt động bơi lội tránh trường hợp tương tự.

Hoàng Tấn - Triệu Nhất

Giáo sư, Tiến sĩ Lương Phương Hậu
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lương Phương Hậu (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là chuyên gia đầu ngành về vấn đề chỉnh trị sông ở nước ta. Ông là người chủ nhiệm đề tài khoa học cấp nhà nước "Nghiên cứu các giải pháp khoa học, công nghệ cho hệ thống công trình chỉnh trị sông trên các đoạn trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Tamnhin.net trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của Giáo sư Lương Phương Hậu về vấn đề chỉnh trị sông ở Việt Nam.

Trong bốn đại họa đối với con người: thủy, hỏa, đạo, tặc thì thủy tai vẫn đứng hàng đầu. Do đó, con người phải tiến hành không ngừng những cuộc chiến đấu hoặc thương lượng với sông nước để "hưng lợi" và "trừ hại".

Xã hội càng phát triển, kinh tế càng mở mang thì những yêu cầu đối với sông nước ngày càng cao. Nhu cầu phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới cho chỉnh trị sông.



Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) được bảo vệ bởi 2 loại đê. Trong đó gồm 3.000 km đê ngăn lũ của hệ thống sông và 1.500 km đê biển ngăn triều và sóng lớn của các cơn bão. Hệ thống kè gia cố bờ, mỏ hàn đã được xây dựng trên hầu hết các tuyến sông.

Theo số liệu thống kê của các địa phương, hiện nay trên các sông vùng ĐBBB có tới 165 đoạn sạt lở lớn với tổng chiều dài 252 km. Một điều thấy rõ là số lượng các đoạn sạt lở ngày một gia tăng, mặc dù đã có rất nhiều công trình chống sạt lở được xây dựng, một số đoạn sạt lở vẫn tồn tại 30-40 năm nay.
Trong vùng ĐBBB tổng chiều dài các đoạn sông có thể khai thác vận tải thủy khoảng 1.000 km, chia thành 3 hành lang chính, đều là tuyến luồng cấp quốc gia. Luồng lạch không ổn định, nhiều đoạn cong gấp, cạn, sự bồi lấp luồng lạch, bến cảng ngày một nghiêm trọng, khối lượng nạo vét mỗi năm một gia tăng trên tất cả các tuyến luồng.

Mực nước hạ thấp đã dẫn đến hạn hán cho ĐBBB. Hạn hán đã xảy ra 3 năm liên tiếp tại các tỉnh ĐBBB do mực trong vòng 100 năm lại đây. Trong khi đó hệ thống thủy lợi khu vực này lại hết sức già cỗi, không đáp ứng được tình hình mới do xây dựng từ những năm 60-70 của thế kỷ trước. Do vậy, những năm gần đây, tình trạng thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp liên tục xảy ra. Chỉ tính trong vụ Đông Xuân năm 2009 , vào thời kỳ cao điểm đã có gần 300.000 ha thiếu nước.


Mỏ hàn gia cố bờ sông

Trong khi đó ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), do sông sâu, bờ đất yếu, sạt lở thường xẩy ra với quy mô lớn. Hơn nữa, ở ĐBSCL các đô thị, các điểm dân cư lớn thường bám sát các bờ sông, nên mỗi lần sạt lở là dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cơ sở hạ tầng.

Hiện tại có hơn 13.000km đường sông sử dụng được vào vận tải cho phương tiện có chiều sâu chạy tàu từ l m trở lên, trong đó hơn 6.000 km đã được đưa vào các cấp quản lý. Nhưng hiện tượng ách tắc giao thông do tầu nhiều luồng hẹp, sạt lở bờ do sóng tầu đang xẩy ra nghiêm trọng, đang là vấn nạn ở nhiều nơi, điển hình là trên Kênh Chợ Gạo, Tiền Giang .

Sông Tiền và sông Hậu ban đầu đổ ra Biển Đông qua 9 cửa, nên mới có tên gọi là Cửu Long, nhưng hiện nay cửa Bắc của sông Hậu đã bị bồi lấp, nên trên thực tế chỉ còn 8 cửa. Cửa Định An của sông Hậu có lưu lượng lớn nhất, nhưng tình trạng mất ổn định tuyến luồng và bồi lắng nghiêm trọng tại của sông này trong nhiều năm qua, làm hạn chế rất nhiều hoạt động giao thông thủy của các phương tiện biển có trọng tải trên 5.000 DWT, hạn chế lớn đến phát triển kinh tế xã hội của vùng đất quan trọng này.

Trong 50 năm qua mực nước biển ở ĐBSCL đã tăng 12 cm. Nếu nước biển dâng thêm 1 m thì khoảng 70% diện tích đất vùng này bị xâm nhập mặn, mất khoảng hai triệu ha đất trồng lúa. Nhiều địa phương sẽ bị chìm trong nước. Thời gian úng ngập có thể kéo dài từ 4-5 tháng, 38% diện tích đồng bằng bị nhấn chìm, 90% diện tích đồng bằng có thể bị nhiễm mặn. Nếu mực nước biển dâng 1m thì 24,7% diện tích đất tự nhiên của Cần Thơ bị ngập, tương đương 758 km2. Chịu thiệt hại nặng nề nhất trong khu vực là tỉnh Bến Tre - 50,1% diện tích đất bị chìm, tương đương 1.131 km2.

(còn tiếp)

Trần Quang Vinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét