Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thuc hien du an cai tao KTT Nguyen Cong Tru Da tinh den phuong an cuỡng che

(CL)- Để thực hiện dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng đang thực hiện các bước cho công tác chuẩn bị cưỡng chế, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân tự giác di chuyển, bàn giao mặt bằng… (Dân trí) - Nói về các khoản phí đánh vào phương tiện mà Bộ GTVT vừa đề xuất thu, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết ông sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân về cơ sở và mức phí. ANTĐ - Trước những bất bình của dư luận về việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) "loanh quanh" lý do rò rỉ nước tại đập Thủy điện sông Tranh 2, ngày 26-3-2012, EVN một lần nữa thông tin đến các cơ quan báo chí về vấn đề này.

Quận Hai Bà Trưng đang tiếp tục vận động các hộ dân tại nhà A1, A2
khu tập thể Nguyễn Công Trứ tự giác di chuyển, bàn giao mặt bằng.


Dự án cải tạo khu tập thể Nguyễn Công Trứ, phường phố Huế (quận Hai Bà Trưng) là dự án thí điểm của thành phố về tái thiết chung cư đã bị xuống cấp. Đây là dự án có ý nghĩa lớn về chính trị, xã hội và nhận được sự ủng hộ của đa số người dân. Tuy nhiên, do còn một số ít hộ dân vẫn cố tình không bàn giao mặt bằng nên dự án chưa thể khởi công.

Ngày 20/3/2012, UBND quận Hai Bà Trưng có văn bản gửi UBND TP Hà Nội nêu lên những vướng mắc trong công tác cưỡng chế các trường hợp không chấp hành bàn giao căn hộ tại nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ đồng thời kiến nghị thành phố ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết triệt để những nội dung còn vướng mắc để triển khai các khâu tiếp theo của dự án. Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo vấn đề này.

Theo văn bản số 89/TB- UBND, ông Vũ Hồng Khanh, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo: Việc ban hành quyết định cưỡng chế đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án thí điểm cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nguyễn Công Trứ thuộc thẩm quyền của UBND quận Hai Bà Trưng. Về trình tự, thủ tục tiến hành cưỡng chế, UBND quận Hai Bà Trưng căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng và UBND thành phố để tổ chức thực hiện.

Thực hiện chỉ đạo trên, ngày 27/4, UBND quận Hai Bà Trưng đã họp triển khai các nội dung, theo đó, giao phòng TN- MT tham mưu cho quận báo cáo Sở TN- MT hướng dẫn quận thực hiện việc ra quyết định thu hồi đất, thu hồi căn hộ đối với các hộ dân nhà A1, A2 khu tập thể Nguyễn Công Trứ; thu hồi và chấm dứt hiệu lực GCNQSD đất ở và QSH nhà ở đã cấp cho các hộ. Phòng TN- MT chủ trì, phối hợp với Ban bồi thường GPMB, UBND phường Phố Huế và Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 dự thảo các quyết định thu hồi đất, thu hồi căn hộ, thu hồi GCNQSD đất ở và QSH nhà ở trình UBND quận quyết định. UBND quận Hai Bà Trưng giao Ban bồi thường GPMB UBND phường Phố Huế và chủ đầu tư kiểm tra, rà soát hồ sơ, trình tự, thủ tục đã thực hiện đối với toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợ, di chuyển tạm cư và tái định cư đã phê duyệt; tổng hợp kiến nghị của từng hộ, tham mưu đề xuất cho UBND quận giải quyết theo thẩm quyền.

Cùng với việc tổ chức bắt thăm căn hộ tái định cư cho các hộ, UBND quận Hai Bà Trưng cũng giao các ngành chức năng thực hiện các bước cho công tác chuẩn bị cưỡng chế, nhằm đảm bảo thực hiện chặt chẽ quy trình, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trước khi ban hành quyết định cưỡng chế. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ dân tự giác di chuyển, bàn giao mặt bằng…

Được biết, khu tập thể Nguyễn Công Trứ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước với nhiều căn hộ nhỏ, diện tích từ 12m2 đến 18m2. Hiện nay khu tập thể này đã bị hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Công ty CP Đầu tư xây dựng phát triển nhà số 7 Hà Nội được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư, nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết và cải tạo, xây dựng lại khu tập thể với hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, phù hợp với quy hoạch. Trong công tác GPMB để thực hiện dự án, quận Hai Bà Trưng đã vận dụng tối đa các chính sách hiện hành để có lợi nhất cho người dân. Đến nay, trong tổng số 199 hộ nằm trong phạm vi dự án đã có 160 hộ đã nhận tiền và bàn giao căn hộ.

PV

Bộ trưởng Thăng:
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 (ảnh: N.M)

"Chúng tôi chịu trách nhiệm trước Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân"

Nói về cơ sở của việc đề xuất các loại phí đánh vào phương tiện như phí lưu hành nội đô giờ cao điểm, phí hạn chế phương tiện cá nhân, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, các đề xuất này đều dựa trên chủ trương của Quốc hội và Chính phủ đã đưa ra trước đó.

Cụ thể, với phí bảo trì đường bộ là thực hiện theo Luật Đường bộ. Luật này có hiệu lực từ 1/7/2009 nhưng do triển khai chậm trong việc ra Thông tư, Nghị định hướng dẫn nên bây giờ mới làm được, nhẽ ra đã phải làm sớm hơn.

Còn về phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí phương tiện giao thông vào thành phố trong giờ cao điểm, Bộ trưởng dẫn căn cứ thực hiện là Nghị quyết số 21 của Quốc hội 29/11/2011. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ Quốc hội tán thành chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông và giao cho các bộ ngành cơ quan chức năng trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chống ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bộ trưởng Thăng cũng dẫn ra báo cáo 256 của Quốc hội ngày 15/11/2011, trong số các giải pháp để thực hiện giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc trong các thành phố lớn có việc thu phí đối với các phương tiện giao thông cá nhân và thu phí ô tô vào trung tâm thành phố giờ cao điểm.

Cùng với đó, tại Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương IV vừa rồi nêu rất rõ: phát triển cơ cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của xã hội,mọi người dân đề có nghĩa vụ tham gia đóng góp. Nghị quyết đề cập đến việc sửa đổi bổ sung các quy định về thuế, giá, phí, lệ phí , nhượng quyền để tăng tính thương mại của dự án và tương xứng sự đóng góp của người sử dụng.

Vì vậy, "đây không phải là sáng kiến của Bộ GTVT" – vị "tư lệnh" ngành giao thông nói. "Tất nhiên chúng tôi không nói thế để trốn tránh trách nhiệm, mà trách nhiệm chính chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng, trước Quốc hội, Chính phủ và nhân dân" – trích lời Bộ trưởng.

Giảm được người chết vì tai nạn giao thông – đó mới là vô giá!

Bộ trưởng Thăng cũng cho biết, số tiền thu về với ô tô sẽ phân loại thông qua phân khối của xe.

Theo đó, mức tối thiểu là 10 triệu đồng/năm với loại xe 1.0 trở xuống; từ 1.0 đến 1.5 là 15 triệu đồng, trên 1.5 đến 2.0 là 20 triệu đồng… Qua tính toán, thì mức thu sẽ là từ 12.000 đến 15.000 tỷ đồng.

Riêng trường hợp thu phí tuyến quốc lộ Sài Gòn - Trung Lương bị phản anh là "mức thu phí trên trời", Bộ trưởng cho biết, vấn đề này sẽ Bộ GTVT xem xét lại. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, lượng xe đi trên tuyến này hiện vẫn đông và chi phí vẫn rẻ hơn so với đi đường cũ quốc lộ 1A.

Ông cũng nói, "Tôi chưa bao giờ nói, việc thu tiền của người dân là phương án dễ dàng cả".

Đặt trường hợp đề xuất của Bộ GTVT không được thông qua, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh, ông đã lường được cả trường hợp là Chính phủ có thể không thông "nhưng trong trách nhiệm của mình thì Bộ phải đảm bảo làm sao chất lượng đề án phải tốt, phải đảm bảo bám sát thực tiễn, đem lại lợi ích cho đa số người dân".

Ông cho rằng, một chính sách đưa ra tất nhiên thì sẽ tác động đến một nhóm người nhưng phần đa nhân dân sẽ hưởng lợi. Kể cả những người nộp tiền thì họ cũng được hưởng lợi từ việc sử dụng chất lượng giao thông thông qua số tiền đó.

Nêu bật những kết quả về nỗ lực giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông trong quý I đầu năm nay, Bộ trưởng nói, "giảm được người chết, đó mới là vô giá và việc mỗi năm giảm thiểu được hàng nghìn người chết là cái mừng chung của toàn xã hội".

Bích Diệp

Không thể coi thường sự cố ở Thủy điện sông Tranh 2

EVN cho biết, đầu tháng 2-2012, khi thấy xuất hiện thấm nước trong các hành lang thu nước và thấm ra hạ lưu đập, các đơn vị trên công trường đã xử lý thấm nhưng chưa có hiệu quả. Từ ngày 18 đến 20-3-2012, đoàn công tác của EVN đã đi kiểm tra công trình Thủy điện sông Tranh 2 và làm việc với các đơn vị trên công trường. Tại hiện trường, đoàn công tác trực tiếp kiểm tra toàn bộ thân đập, các hành lang thu nước. Kết quả cho thấy, hiện tượng nước chảy từ thân đập ra phía hạ lưu là nước thấm tại 4 vị trí khe nhiệt: K18, K21, K24, K28 và hai bên tường cánh của đập tràn (K11 và K16) tại các cao độ từ 138m đến 168m. Nguyên nhân do nước thấm không được thu gom hết về các hành lang thu nước trong thân đập để dẫn ra hạ lưu. Tổng lưu lượng thấm của toàn công trình theo quan trắc vào thời điểm kiểm tra đo được vào khoảng 30 lít/s.

Ngay sau đó, đơn vị này đã cho thông rửa các lỗ khoan bị tắc, đục rãnh thoát nước để thu nước về hố thu trong thân đập đến nay đã có hiệu quả. Hiện tượng thấm về hạ lưu đập đã giảm khoảng 80%. Đơn vị này cũng đưa máy khoan tay vào khoan tại khe nhiệt 18, 21, 24, 28; khoan 2 lỗ Ø76mm tại các khe 16 và 24 từ hành lang số 3 xuống hành lang số 2 để thu nước vào hành lang thoát nước. Phần lớn lượng nước thấm tại các khe nhiệt này đã chảy vào hành lang.

EVN cho biết thêm, Công ty Thủy điện sông Tranh đang huy động tối đa công suất của nhà máy để hạ mực nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý thấm đạt hiệu quả. "Các cuộc kiểm tra, khảo sát để đề ra giải pháp xử lý tổng thể và sẽ hoàn thành trước mùa lũ năm 2012" - lãnh đạo EVN cho biết.

Các chuyên gia hàng đầu của Hội đồng nghiệm thu nhà nước đã kiểm tra hiện tượng thấm nước tại đập Thủy điện sông Tranh 2. Nhận định ban đầu cho thấy, hiện tượng thấm nước ra hạ lưu đập theo các khe nhiệt là chưa đúng với sơ đồ thấm và thoát nước theo thiết kế. Hiện tượng này xuất hiện do hệ thống các ống thu nước bố trí trong các hành lang thu nước trong thân đập chưa đáp ứng tốt nhiệm vụ thu nước thấm trong thân đập. Một số ống thu nước giữa các tầng hành lang bị tắc, nước bị ứ đọng nhiều trong các hành lang, không thoát hết về hố thu nước. EVN cũng khẳng định, đập Thủy điện sông Tranh 2 chưa xuất hiện các vết nứt trong bê tông và với mức độ thấm như hiện nay chưa ảnh hưởng đến sự an toàn đập.

Theo các chuyên gia lĩnh vực này, EVN cần khẩn trương thông rửa các ống thu thoát nước, sửa chữa, bổ sung các rãnh thoát nước trong các hành lang để thu hết nước về hố thu theo thiết kế; tiếp tục kiểm tra bề mặt phía thượng lưu đập khi hạ thấp mực nước hồ và đề ra các giải pháp xử lý thấm bổ sung.

Nhà máy Thủy điện sông Tranh 2 có công suất lắp đặt 190 MW, gồm 2 tổ máy, do EVN làm chủ đầu tư. Sản lượng điện phát trung bình hàng năm là 679,6 triệu kWh. Nhà máy đã được đưa vào vận hành năm 2011. Đập dâng Thủy điện sông Tranh 2 là loại đập bê tông trọng lực công nghệ đầm lăn (RCC), chiều cao 96m, chiều dài 640m được chia thành các blok, các blok rộng 20m được ngăn cách nhau bằng các khe nhiệt (toàn bộ đập có 30 khe) xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu. Mục đích bố trí các khe nhiệt này là nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt trong bê tông trong quá trình thi công và vận hành công trình. Trong đập có 3 hành lang thu nước thấm trong thân đập và nằm dọc theo chiều dài đập tại các cao trình 152m, 124m và 95m. Các hành lang này được liên thông với nhau bằng các ống thu nước.

Vân Hằng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét