Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Gia thuc an chan nuoi co dau hieu tang

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam do nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đang có dấu hiệu tăng giá vì hạn chế từ nguồn cung nên có thể đẩy giá thức ăn chăn nuôi trong nước tăng lên trong thời gian tới. (NDHMoney) Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (mã DPM - HOSE) vừa giải trình biến động kết quả kinh doanh quý 1/2012. Chẳng cần đồng ý của Hiệp hội Thẻ hay Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 4 vừa qua Vietcombank đã âm thầm điều chỉnh khoản thu phí chuyển khoản ATM trong và ngoài hệ thống là 3.300 đồng/giao dịch; Ngân hàng BIDV cũng thực hiện thu phí 2.200 đồng/giao dịch còn Agribank thu phí chuyển khoản 0,05% trên số tiền giao dịch, tối thiểu cũng là 3.300 đồng…


Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), so với tháng 4, giá một số nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chiều hướng tăng, cụ thể, khô dầu đậu tương là 13.440 đồng/kg, tăng gần 16,5%, bột cá tăng gần 3% với mức giá gần 20.000 đồng/kg, còn cám gạo tăng 12,5% đạt mức gần 7.100 đồng/kg.

Lúa mì nhập khẩu 5 tháng đầu năm nay là 1,5 triệu tấn, tương đương 445 triệu đô la Mỹ, tăng gần 34% về lượng và hơn 15% về giá.

Giải thích về vấn đề này, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho biết, việc nguyên liệu thức ăn tăng giá một phần là do nguồn nhập khẩu từ Ấn Độ đang bị hạn chế bởi quy định kiểm dịch động vật của Việt Nam. Do đó, doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu từ Mỹ, Argentina. Tuy nhiên, hiện Argentina đang mất mùa đậu tương nên đẩy giá bán trên thị trường tăng lên. "Cuối năm 2011 giá khô dầu đậu tương chỉ ở mức 380 đô la Mỹ/tấn nay đã chạm ngưỡng 550 đô la Mỹ/tấn", ông Lịch cho hay.

Theo Bộ NN&PTNT, chăn nuôi heo cả nước đạt gần 16,7 triệu con, tăng 1,5%. Sản lượng thịt heo xuất chuồng đạt gần 1,95 triệu tấn, tăng gần 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đàn gia cầm đạt gần 311 triệu con, tăng gần 14% so với thời điểm năm 2011. Nguyên nhân là do dịch cúm gia cầm đã được khống chế và một phần do thời gian quay vòng một lứa nuôi ngắn nên việc khôi phục đàn thuận lợi hơn so với chăn nuôi heo.

Mặc dù, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu tăng giá nhưng giá thịt heo ở các tỉnh phía Bắc là 36.500 - 41.000 đồng/kg heo hơi, giảm 11%, giá gà từ 27.500 - 34.500 đồng/kg, giảm gần 13%. Còn các tỉnh phía Nam giá heo hơi trung bình là 36.000 đồng/kg, giảm gần 15, 5%, giá gà từ 22.00 - 29.000 đồng/kg, giảm gần 14,5% so với tháng trước.

Ngọc Hùng

TBKTSG


Cụ thể, DPM cho biết, do vụ mùa đông xuân năm 2011 đến muộn hơn mọi năm và chuyển sang đầu năm 2012 nên sản lượng phân đạm Urea Phú Mỹ bán ra của Tổng công ty quý 1/2012 tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, giá bán phân đạm Urea trên thị trường 3 tháng đầu năm nay cũng tăng 24% so với quý 1/2011 dẫn đến doanh thu và lợi nhuận công ty tăng lên tương ứng.

Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính quý 1/2012 tăng trên 70% trong khi chi phí tài chính giảm so với cùng kỳ năm trước làm cho lợi nhuận của hoạt động tài chính tăng.

Được biết, doanh thu bán hàng và cũng cấp dịch vụ quý 1 vừa qua của DPM đạt 2.653,3 tỷ đồng, lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.145 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 136,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.063 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty đạt 1.065,1 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp DPM đạt 961,26 tỷ đồng.


Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thì khối lượng thẻ khổng lồ này đã và đang tiếp tục trở thành một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các ngân hàng thương mại. Đây cũng sẽ là cơ sở để thực hiện chủ trương chi tiêu không dùng tiền mặt. Để cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ, hiện cả nước cũng đã có hơn 13 ngàn máy ATM, cung cấp các dịch vụ tiện ích như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn dịch vụ…

Ngoài ra, sau thời gian thí điểm thành công việc kết nối các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ ATM (POS) tại Hà Nội và TP HCM, mạng lưới POS cũng không ngừng được các ngân hàng mở rộng. Hiện đã có tới 65.000 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ trên cả nước, góp phần mang lại không ít tiện lợi cho khách hàng và giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Từ hệ thống ngân hàng điện tử này, doanh số thanh toán thẻ của các ngân hàng đã không ngừng gia tăng. Riêng trong năm 2011, tổng doanh số thanh toán thẻ nội địa tại các đơn vị chấp nhận thẻ đã đạt gần 1.000 tỷ VND; doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại các đơn vị chấp nhận thẻ đạt khoảng 1,5 tỷ USD và doanh số thanh toán thẻ quốc tế tại ATM đạt 1,2 tỷ USD…

Tuy nhiên, trong khi chiếc thẻ ATM do ngân hàng phát hành ra mới chỉ dừng lại ở mức độ thay thế chiếc ví tiền cho người sử dụng thì hầu hết các ngân hàng chủ thẻ chỉ chăm chăm lo thu vén lợi ích của mình. Lượng tiền mặt chủ thẻ nộp vào ngân hàng để chi tiêu qua ATM là không nhỏ chỉ được hưởng mức lãi suất tượng trưng hoặc rất thấp; đây còn là nguồn huy động tiền mặt khá lớn cho các ngân hàng.

Ngay khi thông tin đại diện các ngân hàng đề nghị cho thu phí được công bố, dư luận xã hội đã phản ứng gay gắt. Bởi mức thu dự kiến 3.300 đồng mỗi lần rút tiền; phí chuyển khoản khác hệ thống hoặc tra cứu thông tin tài khoản 1.650 đồng/lần giao dịch… là không lớn với một bộ phận người giàu có trong xã hội. Nhưng với hàng triệu công nhân, viên chức lĩnh lương chỉ có vài triệu đồng/tháng qua tài khoản thẻ, thì đây là số tiền cần phải tính toán.

Hơn thế, trong quá trình sử dụng thẻ, người sử dụng đã phải thuê bao tài khoản, tự nguyện để ngân hàng chiếm dụng lượng tiền mặt không ít; lại còn chịu thiệt với ngân hàng phát hành về mức hưởng lãi suất trong số dư tài khoản, thì việc phải trả phí giao dịch cho ngân hàng càng tạo cảm giác chủ thẻ bị ngân hàng "bóp cổ".

Trước nhiều ý kiến không đồng tình, bà Nguyễn Thu Hà, Chủ tịch Hội Thẻ ngân hàng Việt Nam phải lên tiếng khẳng định, đây chưa phải thời điểm thích hợp nên hiệp hội thẻ chưa đề xuất thu phí giao dịch ATM nội mạng.

Song chẳng cần đồng ý của Hiệp hội Thẻ hay Ngân hàng Nhà nước, từ đầu tháng 4 vừa qua Vietcombank đã âm thầm điều chỉnh khoản thu phí chuyển khoản ATM trong và ngoài hệ thống là 3.300 đồng/giao dịch; Ngân hàng BIDV cũng thực hiện thu phí 2.200 đồng/giao dịch còn Agribank thu phí chuyển khoản 0,05% trên số tiền giao dịch, tối thiểu cũng là 3.300 đồng… Thì đã đến lúc cả Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Thẻ cùng phải ra tay kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động thẻ của từng ngân hàng. Từ đây mới có thể quyết định chính xác việc có cho thu phí giao dịch hay không, thu bao nhiêu?... Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng thẻ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét