Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Nha nuoc mang no - dan mat duong giau bat thuong

> Nhiều vướng mắc quanh giá đất Theo quy định pháp luật hiện hành, chủ dự án chưa hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì sản phẩm tại dự án chưa thể cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Vì thế, thông tin hàng loạt DN BĐS nợ thuế đất hàng trăm tỷ đồng khiến giới kinh doanh BĐS không khỏi lo lắng về tính pháp lý và quyền sở hữu sản phẩm được mua tại dự án nợ thuế. Thành phố Huế đã triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các khu tái định cư tại phường Phú Hậu, Hương Sơ 1, Hương Sơ 2 (thành phố Huế) và Phú Mậu (huyện Phú Vang) để bố trí tái định cư cho toàn bộ các hộ dân vạn đò sống trên các con sông được lên bờ định cư; trong đó khu tái định cư Phú Mậu có diện tích 6 ha; khu tái định cư Phú Hậu có diện tích 3,81 ha, bố trí cho 150 hộ dân vạn đò; khu tái định cư Hương Sơ 1 và 2 có diện tích 5,52 ha, bố trí cho khoảng 350 hộ dân vạn đò lên bờ định cư.

Nha nuoc mang no - dan mat duong giau bat thuong

Nhà nước thất thu - dân mặt đường hốt bạc

Ông Nguyễn Huy Nghĩa - Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) Hà Nội cho biết, sửa đổi Luật Đất đai năm 2003 cần tập trung điều tiết giá trị gia tăng do đầu tư của nhà nước mang lại. Thực tế hàng vạn tổ chức và cá nhân nhiều năm qua được hưởng những khoản lợi rất lớn từ đầu tư mà không phải do cá nhân mình tạo ra.

Mỗi năm trung bình Hà Nội thu được khoảng 10.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và 2.000-3.000 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng số tiền nêu trên chưa phải là cao so với những khoản lợi kếch xù mà hộ dân có được sau khi từ ngõ sâu ra mặt đường lớn, hạ tầng đồng bộ. Phút chốc họ trở thành đại gia khi giá đất tăng lên hàng chục lần mà không phải đóng góp xây dựng hạ tầng.

Đại diện Sở TNMT Hà Nội nêu ví dụ, thực tế tại Hà Nội quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước luôn gắn với chuyển đổi quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, vị trí địa lý nhưng những giá trị này chưa được tính toán đầy đủ.

Nhiều doanh nghiệp chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê mà bản chất là chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã thu được khoản lợi rất lớn mà không phải do doanh nghiệp này tạo ra. Kiểm soát giá trị về đất còn tác động rất mạnh đến công tác di dân giải phóng mặt bằng đang đặt ra khá bức xúc tại Hà Nội và nhiều đô thị lớn.

Ông Nguyễn Đức Biền-Trưởng Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội kiến nghị, không nên có nhiều loại giá khi thu hồi đất nông nghiệp giữa Hà Nội và các địa phương.

"Thành phố và cơ quan chức năng cần thu hồi triệt để những trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng lại để đất hoang cỏ mọc. Có trường hợp lập dự án xong, được giao đất nhưng chủ đầu tư lại ngồi chờ thị trường lên giá mới triển khai hoặc tìm cách chuyển nhượng"-Ông Biền cho biết.

Phải thu chênh lệch địa tô

UBND thành phố Hà Nội đề nghị cần lập quy hoạch chi tiết 1/500 các tuyến đường gom, dải cây xanh, hành lang hai bên đường nhằm khai thác quỹ đất hai bên đường bán đấu giá, đấu thầu dự án tăng nguồn thu ngân sách.

"Trong khu vực nội thành không nên thực hiện cho thuê đất mà thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất có thời hạn đối với các dự án đó chủ yếu phục vụ thương mại, dịch vụ nhằm chống thất thoát, lách luật như hiện nay"- Sở TNMT Hà Nội kiến nghị.

UBND TP Hà Nội cho rằng, quy định của pháp luật thì chỉ được thế chấp tài sản trên đất gắn liền với đất thuê, nhưng tài sản ấy trị giá rất nhỏ so với trị giá mảnh đất. Vì vậy việc thế chấp được các tổ chức tín dụng cho vay số tiền rất lớn nên có thể gây những bất ổn.

Đối với Cty cổ phần, Cty TNHH nhà nước từ 2 thành viên trở lên, theo quy định của luật đầu tư, các tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của các thành viên sáng lập. Thực chất là mua lại tài sản và nhà đất của doanh nghiệp mà không phải chịu thuế, nhà nước không kiểm soát được.

Bộ trưởng TNMT Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh, sửa đổi Luật Đất đai là công việc rất phức tạp, yêu cầu đặt ra làm sao để luật có sức sống, có tầm nhìn dài hạn. Nội dung xem xét điều chỉnh sắp tới đó là thời hạn giao đất cho nông dân, giải quyết tình trạng nông dân mất ruộng, quy định về sở hữu, về quyền sử dụng đất, xóa bỏ sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

"Thời điểm ban hành Luật Đất đai năm 2003, kinh tế Việt Nam chưa phát triển như hiện nay, chúng ta chủ trương trải thảm đỏ đón nhà đầu tư. Nhưng nay tình hình đã khác, nhiều nội dung cần được điều chỉnh..."- Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói.

DN bat dong san no thue nhieu vi thue dat qua cao



Quyền lợi khách hàng vẫn được đảm bảo

Trao đổi với Đầu tư Chứng khoán về việc Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị (HUD) đang nợ hàng trăm tỷ đồng tiền thuế, ông Nguyễn Thắng, Chánh văn phòng Tập đoàn HUD cho biết, việc HUD có trong danh sách DN BĐS nợ thuế là có thực. Nhưng việc nợ thuế không ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng đã mua nhà tại dự án Vân Canh. Bởi, phần diện tích HUD đã triển khai và bán cho khách hàng, HUD đã hoàn thành nghĩa vụ thuế từ năm 2009. Trong khi phần diện tích nợ thuế nằm trong kế hoạch giai đoạn 2, HUD chưa triển khai và chưa bán hàng ra thị trường.

Cũng có tên trong danh sách nợ thuế, với số tiền nợ và phạt trả chậm lên đến hơn 99 tỷ đồng, nhưng mới đây, CTCP Thương mại Hưng Việt, chủ dự án Trung tâm Thương mại dịch vụ nhà ở Golden Land khẳng định, khách hàng mua nhà tại đây sẽ không gặp phải những rủi ro nào từ việc Dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế đất. Bởi phần nợ thuế thuộc giai đoạn 2 của dự án xây dựng khối nhà trung tâm thương mại, chứ không thuộc khối nhà chung cư.

Hay dự án Văn phòng trung tâm thương mại và nhà ở 52 Lĩnh Nam với chủ dự án là CTCP Lilama Hà Nội cũng có tên trong danh sách nợ thuế đất, với số nợ thuế và phạt trả chậm trên 30 tỷ đồng. Hiện, khối nhà căn hộ tại dự án này đã bán gần hết cho khách hàng. Nhưng mới đây, Lilama Hà Nội cũng khẳng định việc khách hàng mua nhà tại dự án này sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc nộp thuế cho Nhà nước, DN sớm muộn cũng phải hoàn thành.

Thuế cao gây khó cho DN

Những trường hợp DN BĐS nợ thuế đất bị cơ quan thuế công khai trên các phương tiện truyền thông không chỉ khiến các DN mà các nhà đầu tư hết sức lo lắng. Tuy nhiên, theo một chuyên gia, đây là tình trạng khá phổ biến trong khối DN BĐS, nhiều DN quy mô lớn cũng khó tránh được việc nằm trong danh sách này. Bởi theo chuyên gia này, cách tính thuế đất của Nhà nước hiện quá cao, trong khi cơ quan thuế lại bắt DN nộp "một cục" nên việc nợ thuế là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc CTCP Địa ốc Đất Lành cho rằng, thị trường BĐS khó khăn kéo dài nên việc nhiều DN BĐS phá sản chỉ là vấn đề thời gian. Việc giãn nợ và hoãn nợ thuế đất cho các DN BĐS hiện là vấn đề hết sức bức thiết. Bởi việc bắt DN bất động sản đóng thuế trong tình hình hiện nay là không khả thi, chắc chắn, nhiều DN sẽ chây ỳ.

Cũng theo ông Đực, do thiếu vốn, DN BĐS thường phải "chẻ nhỏ" dự án ra để làm. Việc bán hàng hiện cũng rất khó khăn nên việc thu hồi vốn bị kéo dài. Vì thế, cơ quan thuế nên có cơ chế thu thuế theo đợt để giảm tải cho DN. Có như thế, DN mới không bị phá sản, mà Nhà nước cũng thu được thuế.

Tại Hội nghị Chống thất thu và nợ đọng thuế được tổ chức tại Hà Nội mới đây, nhiều chuyên gia thuế đã phải thừa nhận, do thị trường BĐS đóng băng nên việc nộp thuế của DN bị ảnh hưởng. Ngoài ra, do việc giao đất và giải phóng mặt bằng chậm, với diện tích thuê lớn khiến nhiều DN không có khả năng nộp được thuế.

Trước thực trạng DN BĐS nợ thuế ngày càng nhiều, ông Trịnh Hoàng Cơ, Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, Tổng cục Thuế đã kiến nghị bổ sung quy định cho phép cơ quan quản lý thuế được quyết định việc cho người nộp thuế được nộp dần tiền nợ thuế và chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ đối với những trường hợp này.

Nhiều biện pháp chống thất thu thuế và nợ đọng thuế khác cũng được đưa ra nhằm gỡ khó cho cơ quan thuế trong việc thu thuế và giảm tải cho các chủ dự án BĐS đang nợ thuế. Tuy nhiên, không có đề xuất giảm thuế nào được đưa ra, dù nhiều DN BĐS kêu mức thuế đất hiện quá cao.


Dua 969 ho dan van do o Hue len bo tai dinh cu





Thực hiện chính sách tái định cư, bên cạnh việc đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thành phố Huế đã công khai thống nhất các chính sách hỗ trợ nhà ở tái định cư cho dân vạn đò.

Đối với khu chung cư, thành phố hỗ trợ giảm 15% giá tiền mua căn hộ, phần còn lại được trả góp trong vòng 30 năm, nhưng không tính lãi trong 10 năm đầu. Thành phố không tính thu tiền đất và toàn bộ hạ tầng vào giá bán căn hộ, bù lại, các hộ không được sang nhượng, thế chấp, cho thuê, góp vốn dưới bất cứ hình thức nào. Đối với các nhà liền kề, hộ dưới 15 khẩu được bố trí 01 căn nhà, nhà nước giao đất không thu tiền nên cũng không được mua bán, chuyển nhượng.

Nhà nước hỗ trợ 15 triệu đồng được khấu trừ vào giá trị nhà được giao, phần còn lại (khoảng 39 triệu đồng) thì người dân phải trả dần từng năm một, thời hạn tối đa là 10 năm. Trường hợp các hộ dân nhận đất để tự xây dựng nhà thì được thành phố hỗ trợ 15 triệu đồng, nhưng phải phải làm đúng mẫu nhà theo thiết kế qui định. Ngoài ra, người dân vạn đò còn được hỗ trợ chi phí di chuyển đến nơi ở mới... Vì vậy, mọi người hết sức tự nguyện và tự giác di chuyển đến nơi ở mới theo chủ trương của thành phố Huế./.

Quốc Việt (Vietnam+)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét