Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Cong ty vo Chu tich Sacombank thoai toan bo von tai Sacomreal

(Dân trí) - Trước đó, ngày 17/4, Bourbon Tây Ninh, công ty bà Huỳnh Bích Ngọc cũng đã thoái toàn bộ 7,5 triệu cổ phiếu STB tại Sacombank. ANTĐ - Vụ tai nạn kinh hoàng vừa xảy ra vào sáng 12/5 tại Singapore, nguyên nhân chính là do... vượt đèn đỏ. Đại diện Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hoá chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Công ty vợ Chủ tịch Sacombank thoái toàn bộ vốn tại Sacomreal
Bà Huỳnh Bích Ngọc, phu nhân ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Sacombank.

CTCP đ ịa ốc Sài Gòn - Thương Tín ( M ã CK: SCR ) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Theo đó, CTCP Bourbon Tây Ninh (SBT) do bà Huỳnh Bích Ngọc làm chủ tịch Hội đồng quản trị đã bán hết 4.000.000 cổ phiếu, chiếm 4% vốn điều lệ SCR. Bà Ngọc đồng thời cũng là Uỷ viên Hội đồng Quản trị và là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacomreal.

Trước đó, ngày 17/4, Bourbon cũng đã thoái toàn bộ 7,5 triệu cổ phiếu Sacombank.

Trong khi đó, một cổ đông khác là CTCP Đường Ninh Hoà, tổ chức có liên quan đến ông Thái Văn Chuyện - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacomreal cũng đăng ký bán hết 500.000 cổ phiếu SCR, bắt đầu từ ngày 15/5 đến ngày 10/7/2012.

Tại Sacomreal hiện đang có sự thay đổi về nhân sự cấp cao. Cụ thể, ông Đặng Hồng Anh – con trai ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank, thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc Sacomreal kể từ 25/4, song vẫn tiếp tục "ngồi ghế" Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Thay thế vào vị trí của ông Hồng Anh là ông Huỳnh Phú Kiệt. Ông Kiệt làm thành viên Hội đồng quản trị Sacomreal từ ngày 29/3/2012.

Liên quan đến công việc kinh doanh của gia đình ông Đặng Văn Thành, vừa rồi, CTCP Đường Biên Hoà (BHS) cho biết, Sacombank đã đăng ký thoái toàn bộ hơn 3 triệu cổ phiếu BHS, chiếm 10,01% vốn điều lệ công ty này. Giao dịch dự kiến thực hiện bằng phương thức khớp lệnh và thoả thuận từ 18/5 đến 17/7/2012.

Trước những động thái mới đây, nhiều nhận định cho rằng gia đình ông Thành đang có xu hướng "buông" ngân hàng để tập trung cho mía đường.

Mai Chi

Một chiếc Ferrari 599 GTO đã gây ra tai nạn sáng 12/5 tại Singapore. Ba người đã thiệt mạng và hai người khác bị thương khi chiếc Ferrari này vượt đèn đỏ và đâm phải một chiếc taxi khiến chiếc taxi tiếp tục "tông" vào một xe máy.

Tai nạn xảy ra vào sáng sớm gần khu BugisJunction của Singapore. Người lái chiếc Ferrari này là Ma Chi, một doanh nhân 31 tuổi người Trung Quốc, đã tử vong ngay tại hiện trường vụ tai nạn. Tin tức đưa rằng một khách du lịch Nhật Bản 20 tuổi, hành khách trên chiếc xe taxi, cũng đã chết sau chấn thương vùng đầu, trong khi tài xế taxi 51 tuổi, Cheng Teck Hock, cũng qua đời sau đó tại bệnh viện. Người còn lại trong chiếc Ferrari, một cô gái 20 tuổi, bị chấn thương ở đầu, và người lái chiếc xe máy, một người đàn ông Malaysia, bị tổn thương cột sống hiện đang được điều trị.

Rất nhiều những hình ảnh khác nhau từ hiện trường của vụ tai nạn đã được đăng tải. Nhưng có lẽ "kinh hoàng" nhất là một hình ảnh đã ghi lại thời điểm vụ tai nạn xảy ra.
Dưới đây là một số bức hình từ vụ tai nạn khủng khiếp này.

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Ferrari 599 GTO vượt đèn đỏ gây tai nạn kinh hoàng, 3 người chết

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Trao đổi với PV, ông Lê Hùng, đại diện Phòng quản lý Ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết hiện nay có quá nhiều loại hoá chất không thể nhớ hết tên và công dụng. Việc các cơ sở sản xuất thực phẩm, thức uống như cà phê chẳng hạn lạm dụng hoá chất là không cần thiết. Trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hoá chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng và chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Chất tạo bọt mà một số cơ sở tẩm vào cà phê có thể là chất sodium lauryl sunfate. Đây là một hoá chất chuyên dùng trong sản xuất xà phòng với liều lượng vừa phải và chất này không được dùng trong thực phẩm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đây là chất độc không được ăn, uống, hút; nếu dùng có thể gây tổn hại đường ruột, gan…

Cà phê bị cho thêm hoá chất tạo cảm giác nôn nao, tỉnh táo

Các loại xà phòng gội đầu có sodium lauryl sunfate dễ gây xơ tóc, tổn hại mắt, làm tóc rụng. Bên cạnh đó, việc dùng chất này trực tiếp vào cơ thể kết hợp một số hoá chất khác thì về lâu dài, gây tổn hại sức khoẻ và có thể gây ung thư.

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, có nhiều công nghệ và công nghệ phát triển, cải tiến từng ngày. Tuy nhiên, có 2 nguyên tắc chung, "bất di bất dịch" trong chế biến thực phẩm, thức uống phải tuân thủ là tất cả các chất cho vào như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ y tế.

Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì.

Ông Lê Hùng khuyến cáo chất cafein không được phép cho vào thực phẩm bừa bãi mà phải đạt một số chỉ tiêu về hàm lượng tinh khiết, hàm lượng kim loại nặng, arsen... Tuy chưa có trường hợp nào ngộ độc cấp tính do cà phê nhưng người tiêu dùng nên cẩn trọng với những loại cà phê trôi nổi. Việc tích tụ hoá chất trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Theo Nguyễn Hiếu
Infonet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét